CÂY
MÂY NƯỚC
Tại Việt Nam, Mây nước từ rừng tự nhiên, rừng trồng và vườn trồng đã thống kê được có 3 loài điển
hình.
1. Mây nước/Gai vàng (mái) (TKH: Calamus
armarus Lour).
Mây nước mái tuy không được trồng phổ biến nhưng có trồng ở Thái bình,
Hà nam, Hưng yên, Hải dương… thân trắng sợi hơi giòn, không giá trị bằng Mây
nếp, nhưng vẫn sử dụng đan lát, làm hàng mỹ nghệ. Khi khai thác đã bóc sạch lớp
vỏ gai thịt sợi trắng nhưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì chuyển sang màu
hồng. Muốn chế tác được sản phẩm xuất khẩu thì sợi Mây khi qua chế biến phải xử
lý bằng thuốc tẩy làm trắng hoặc nhuộm màu.
2. Mây nước/Gai đen (Mây trâu) (TKH: Daemonorops
Jenkiana Mart).
Khác với các loài Mây nước ở điểm đặc trưng là: Gai đen.
Sợi dài tới 25 - 30m hoặc hơn, ở rừng, vườn trồng qua 5 - 6 năm được thu
hoạch, thân sợi có đường kính phổ biến từ 12 - 18mm. Tại rừng tự nhiên loài này phân bố nhiều ở các tỉnh: Nghệ an, Hà
tĩnh, Quảng bình, Thừa thiên huế. Nhân dân các huyện Vũ quang, Hương khê trồng
khá phổ biến tuy nhiên, phân bố tại rừng tự nhiên và rừng trồng, vườn trồng thì
có nhiều ở huyện Hương sơn và Can lộc. Giá trị thương mại cao hơn Mây nước mái
nhưng không bằng Mây nước mỡ.
3. Mây nước/Gai đỏ (Mây mỡ) (TKH: Daemonorops
poilanei Dransf).
Loài Mây này giá trị thương phẩm cao nhất trong nhóm Mây nước. Điểm khác
biệt với 2 loài Mây nước mái và Mây nước trâu ở điểm: Gai đỏ.
Phân bố rộng khắp khu vực Nam
miền trung từ nam Thừa Thiên Huế đến Tây nguyên và một vài tỉnh miền Đông nam
bộ. Phổ biến ở các tỉnh Quảng ngãi, Gia lai, Kon tum, Đăk lăk… Nhưng có nhiều và rất phổ biến ở tỉnh Quảng nam, trữ lượng
lớn Mây nước mỡ phải kể đến 6 huyện miền núi Đông giang, Tây giang, Bắc trà my,
Nam trà my, Nam giang và Phước sơn.
Ba loài mây trên
hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi, thông thường trồng ở trong các vườn
hộ gia đình. Với nhu cầu sử dụng mây ngày càng tăng thì việc phát triển trồng
mây cũng ngày càng được mở rộng, đặc biệt là việc trồng mây dưới tán rừng cũng
đã được thực hiện và đem lại những kết quả đáng kể.